Đi siêu thị, đi taxi, thẻ điện thoại, thẻ game online, thanh toán tiền điện, nước internet, đặt hoa, quần áo Online…. không cần ví, cũng chẳng cần thẻ. Có nhầm không nhỉ? Không hề nhé! Chỉ với hành vi quét QR Code, mọi yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện chỉ trong tích tắc .
Có thể bạn quan tâm: Cà Phê Khởi Nghiệp QR Code-Ý Tưởng Khởi Nghiệp Của Mirascan
QR Code thanh toán tại Việt Nam – tại sao không?
Gần 45 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam và 70% dân số dùng smartphone sẽ là khách hàng khổng lồ của QR Code thanh toán tại Việt Nam trong tương lai. Hơn nữa, theo khảo sát trong Ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì có đến 40% người Việt dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm – tỷ lệ ngày sẽ không ngừng tăng và theo Euromonitor dự đoán, tổng giá trị thanh toán di động của thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ đạt khoảng 32 tỷ USD trong năm 2021, gấp 10 lần so với năm 2013.
Có thể cho thấy rõ rằng thị trường của việc thanh toán qua mobile hết sức tiềm năng và việc ứng dụng mã QR Code trong thanh toán sẽ là một xu thế tất yếu của thị trường Quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi một ngày nào đó không xa người dùng Việt có thể mua sắm thả ga mà chẳng cần
mang theo một đồng tiền mặt nào.
QR Code thanh toán: Hướng đến xã hội phi tiền mặt.
Xu hướng phi tiền mặt được rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi có nền công nghệ số phát triển mạnh và lượng dân số sử dụng các thiết bị di động có kết nối internet ở mức cao đang chủ trương hướng tới. Ấn Độ là nước ở khu vực châu Á đang đi tiên phong khi Chính phủ tài trợ dự án có tên gọi IndiaQR, trong nỗ lực thực hiện tham vọng không dùng tiền mặt. Người dân có thể đi chợ mua rau và thanh toán bằng điện thoại.
Hay như tại Trung Quốc, nhiều đơn vị bán hàng nhận thanh toán bằng phần mềm QR Code. Theo ước tính, bình quân mỗi ngày một người Trung Quốc tương tác với khoảng 10-15 mã QR.
Người dân Hàn Quốc có thể đi xe bus mà không cần tiền mặt mà thay vào đó là thanh toán từ di động. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã lên kế hoạch xây dựng “xã hội phi tiền mặt” vào năm 2020.
Tại Việt Nam, nhiều đơn vị như VNPay, VTCPay, ZaloPay… có cơ chế giúp khách hàng có thể tự nạp tiền vào hệ thống hoặc tích hợp tài khoản ngân hàng để thanh toán bằng phần mềm mã vạch. Đây là những bước đầu để doanh nghiệp bắt nhập với nhu cầu thanh toán trên mobile của người sử dụng Việt Nam.
Sắp tới đây, ngày 6/11, Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) 2017 sẽ diễn ra tại Hà Nội, do VnExpress và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước sẽ nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam với sự tham gia chia sẻ của những “đại gia” trong lĩnh vực thanh toán điện tử của thế giới như Jack Ma (Tập đoàn Alibaba, Trung Quốc), và ở Việt Nam là ông Trương Gia Bình (Tập đoàn FPT).
Bởi sự nhanh chóng tiện lợi và giúp người dùng tinh giảm tối đa các bước để thanh toán hàng hóa, tạo QR Code thanh toán đang được khách hàng và doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Thay vì thực hiện nhiều bước khi thanh toán trên các thẻ ATM, Visa hay Master Card, khách hàng chỉ cần thực hiện 3 bước: Mở điện thoại vào App quét mã QR Code và xác nhận thanh toán là quá trình giao dịch đã được hoàn tất.
Với hình thức thanh toán này, doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng mà vẫn có thể “phủ sóng” ở mọi lúc, mọi nơi để tiếp cận khách hàng. Với chi phí thấp và khả năng triển khai đại trà, QR Code thanh toán có thể dễ dàng được thực hiện tại quầy, tờ rơi, catalogue, biển quảng cáo, facebook, … với độ bảo mật và an toàn cao, đặc biệt cho giao dịch cá nhân.
Hi vọng với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, truyền thông và quan trọng hơn là nhận thức của người sử dụng, QR Code thanh toán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thúc đẩy một xã hội trong tương lai không dùng tiền mặt trong tương lai gần. Hãy trải nghiệm ngay công nghệ này bằng cách tạo qr code từ hôm nay!