Sự bùng nổ mạnh mẽ của mã QR trong tương lai không chỉ là phỏng đoán mà được đánh giá chi tiết dựa trên các số liệu nghiên cứu thực tế. Mã QR đã trở nên rất tiện dụng trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống con người và ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh và marketing.
Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, mã QR đã rất hữu ích trong việc cung cấp đa dạng thông tin mà không đòi hỏi tiếp xúc vật lí, bảo đảm giãn cách trong thời kỳ dịch bệnh.
Theo nghiên cứu của Juniper Research (2021), cho đến cuối năm 2022, 5,3 tỷ coupon dưới dạng mã QR sẽ được quy đổi và 1 tỷ điện thoại thông minh sẽ sử dụng để truy cập mã QR.
1. Mã QR cho lĩnh vực Y tế.
Vào năm 2022, Mã QR sẽ tiếp tục là một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một số bệnh viện sử dụng mã QR trong các quy trình của họ.
Vòng tay với mã QR có thể được buộc vào cổ tay của bệnh nhân. Chỉ với một lần quét, bác sĩ /y tá phụ trách kiểm tra được thông tin chi tiết về bệnh nhân, loại thuốc được kê đơn, thời gian dùng thuốc, danh sách các bệnh dị ứng, …
2. Mã QR có thể phát triển thành đa hình dạng trong năm 2022.
Bên cạnh việc bổ sung màu sắc, logo, hình nền và văn bản vào mã QR, bạn cũng có thể thiết kế chúng ở các hình dạng khác nhau để thu hút khách hàng. Hãy tận dụng mã QR tròn để tăng sự sáng tạo và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
3. Mã QR quản lý trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng.
Theo báo cáo của Raydiant (2021), 82% người tiêu dùng có nhiều khả năng quay lại nếu họ có trải nghiệm tích cực tại cửa hàng.
Xu hướng quan trọng tại các cửa hàng truyền thống là số hóa trải nghiệm tại cửa hàng và mã QR là một công nghệ quan trọng cho phép những trải nghiệm này. Sainsbury’s – một chuỗi siêu thị nổi tiếng ở Anh, đã ra mắt dịch vụ SmartShop Pick & Go tại một trong những cửa hàng sở hữu lượng khách đông đảo. Người tiêu dùng có thể quét mã QR để vào cửa hàng, lựa chọn sản phẩm mong muốn và thanh toán bằng cách quét mã QR Code tại cổng tự động của cửa hàng. Dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm không tiếp xúc dễ dàng, cho phép họ mua sắm các mặt hàng một cách nhanh chóng và kịp thời.
4. Menu kỹ thuật số thông qua mã QR.
Đại dịch Covid đã thay đổi cách con người trải nghiệm việc ăn uống theo cách an toàn, hạn chế tiếp xúc và sự lây lan của virus. Một số tổ chức y tế đã khuyến khích các nhà hàng chuyển sang thực đơn dùng một lần. Tuy nhiên, do sự gia tăng chi phí in ấn và tác động không tốt đến môi trường, menu đính kèm QR Code trở thành một giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả.
Đính kèm mã QR menu lên mặt bàn hoặc trên tường. Thông qua thao tác quét đơn giản, khách hàng có thể xem menu trên điện thoại thông minh và đặt hàng một cách dễ dàng. Phương thức trên thúc đẩy trải nghiệm ăn uống không tiếp xúc và loại bỏ các rắc rối trong thời kì Covid-19.
Với việc các nhà hàng nổi tiếng như KFC, McDonald’s chuyển sang sử dụng mã QR thực đơn kỹ thuật số, nhiều cơ sở ăn uống cũng đã áp dụng công nghệ này để mang lại trải nghiệm ăn uống an toàn và tinh tế tới khách hàng.
5. Mã QR trên bao bì.
Đại dịch đã thúc đẩy tầm quan trọng của tính minh bạch và mã QR đóng vai trò là công nghệ lý tưởng để chia sẻ các thông tin liên quan giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng nhanh và thông minh hơn.
Các nghiên cứu đề cập rằng 74% người tiêu dùng tin tưởng các sản phẩm có thông tin minh bạch và trung thực trên nhãn bao bì. Mã QR trên bao bì sản phẩm có thể được liên kết với tất cả các loại thông tin, từ công thức nấu ăn đến phiếu giảm giá và thậm chí cả âm nhạc để gia tăng trải nghiệm thương hiệu.
Campbell’s, một công ty súp của Mỹ, đã hợp tác với Universal Music Group (UMG) và triển khai mã QR trên lon của mình. Sau khi quét, người tiêu dùng có thể truy cập công thức nấu ăn, nội dung hậu trường và danh sách phát có các bài hát mới của các nghệ sĩ UMG. Chiến dịch này cho phép người tiêu dùng tương tác với thương hiệu và nghe nhạc trong khi nấu các bữa ăn yêu thích của họ.
6. Triển khai mã QR cho các chiến dịch tiếp thị mua hàng.
Với việc mã QR ngày càng trở nên phổ biến, nhiều thương hiệu lớn đang kết hợp mã QR code marketing vào các chiến dịch tiếp thị để phục vụ khách hàng bằng các quảng cáo cho phép mua hàng trực tuyến.
Theo một nghiên cứu của DistinationCRM (2021), 88% người tiêu dùng sử dụng thiết bị thứ hai trong khi xem TV. Quét mã QR đã trở thành một thói quen của người tiêu dùng. Qua đó, các chiến dịch tiếp thị cho phép mua hàng trực tuyến sử dụng mã QR có tiềm năng thúc đẩy chuyển đổi.
Chiến dịch tiếp thị của Burger King trên TV với mã QR nổi đã mang lại hiệu quả rất tích cực. Chỉ với thao tác quét đơn giản, người xem sẽ được dẫn đến trang web cung cấp phiếu giảm giá khi mua hàng trực tuyến của Burger King.