Trong thời đại 4.0, khách hàng sử dụng thiết bị công nghệ nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, người dùng có thể truy cập mọi thứ chỉ trong tích tắc, nhận thông tin từ người này sang người khác hoặc từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Một trong những kênh thịnh hành nhất hiện nay trong ngành tiếp thị là mã QR.
Mã QR (Phản hồi nhanh) có thể được đọc và hiểu bởi các thiết bị di động. Các nhà tiếp thị đã sử dụng mã QR in trên bảng quảng cáo, tạp chí, trang web hay bất kỳ tài liệu tiếp thị nào. Mã QR hỗ trợ cung cấp thông tin về sản phẩm/ dịch vụ nhanh chóng đến thiết bị của người dùng chỉ với một thao tác quét đơn giản, tối ưu chi phí doanh nghiệp phải trả.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 5 cách sử dụng mã QR giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị nhằm tiếp cận, thu hút và chuyển đổi đối tượng thành khách hàng tiềm năng và trung thành.
1. Hướng khách hàng đến trang đích/trang web.
Quét mã QR dẫn trực tiếp đến trang đăng ký hoặc trang đích/trang web. Điều này giúp loại bỏ những rắc rối trong quá trình khách hàng truy cập đường link theo cách thủ công.
Đảm bảo rằng bạn sử dụng một URL duy nhất gắn với mã QR để việc đo lường hiệu quả được chính xác.
2. Tặng phiếu giảm giá.
Mã QR có thể được đính trên các mạng xã hội, tải sảnh của một cửa hàng bán lẻ hoặc được in trên tờ rơi, biển quảng cáo. Sau khi quét mã, người tiêu dùng được điều hướng đến một phiếu giảm giá trên đường link hoặc trong một ứng dụng.
Giờ đây, khách hàng không còn cần phải nhớ cầm theo mã giảm giá khi muốn sử dụng. Mã QR phiếu giảm giá là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng mới hoặc nâng cao lòng trung thành với doanh nghiệp.
3. Tải xuống ứng dụng.
Quét mã QR điều hướng đến trang tải xuống của ứng dụng. Nhiều ứng dụng phổ biến như Angry Birds, KFC, Whatsap,… đã sử dụng mã QR cho các chiến dịch tiếp thị một cách hiệu quả.
Cùng với đó, Spotify gần đây đã phát hành mã QR cho các bài hát trên nền tảng của ứng dụng. Giờ đây, người dùng có thể chia sẻ hoặc giới thiệu âm nhạc với bạn bè chỉ qua một thao tác quét mã QR và bài hát sẽ tự động xuất hiện trên thiết bị của đối phương.
4. Hướng khách hàng đến các trang mạng xã hội.
Nhiều mạng xã hội cung cấp cho khách hàng khả năng tùy chỉnh mã QR của tài khoản. Khi được quét, người dùng được dẫn trực tiếp đến hồ sơ của người khác, nơi họ có thể nhấn nút kết bạn hoặc theo dõi: Snapchat, Whatsapp, Zalo,… Mã QR có sẵn trong hồ sơ của người dùng với đa dạng lựa chọn: biểu tượng cảm xúc, màu sắc, ảnh tự chụp,…cho phép khách hàng chủ động tùy chỉnh mã QR của bản thân.
5. Kêu gọi phản hồi/ đánh giá.
Phản hồi của khách hàng là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận được những dữ liệu đó. In mã QR kêu gọi phản hồi lên các bảng chỉ dẫn, menu, dán trên tường,… được xem như một trong những chiến lược để kêu gọi khách hàng tham gia vào các phản hồi/ đánh giá. Sau khi quét mã, người dùng sẽ được đưa đến các trang đích khảo sát, khuyến khích họ để lại phản hồi.
Mã QR mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian và chi phí, QR code cung cấp những dữ liệu có ý nghĩa, cho phép doanh nghiệp đo lường chính xác hiệu quả của chiến dịch tiếp thị đang thực hiện. Tuy nhiên, hãy chú ý thiết lập các chỉ số thích hợp như vị trí, thời gian và tần suất để đảm bảo sự thành công của các chiến dịch tiếp thị.